6 cách để đưa tư duy chiến lược vào công việc hàng ngày
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp được kỳ vọng phải có chiến lược, và trong khi những trở ngại tổ chức có thể ngăn cản bạn chuyển ý định thành hành động chiến lược, thì những hạn chế và thói quen cá nhân của bạn cũng có thể làm điều đó. Không nhất thiết phải như vậy. Ngay cả khi cảm thấy mọi thứ đang chống lại bạn, bạn có nhiều lựa chọn hơn bạn tưởng. Những quyết định nhỏ về nơi tập trung và việc cần làm trong suốt ngày của bạn có thể cảm thấy không đáng kể, nhưng tác động của chúng sẽ tích lũy. Làm chủ những quyết định nhỏ đó và trước khi bạn biết điều đó, bạn sẽ vượt qua những trở ngại khi theo đuổi chiến lược của mình với sự rõ ràng, quyết tâm và cuối cùng là thành công hơn. Tác giả sẽ trình bày sáu cách để kết hợp chiến lược vào các công việc/thực hành hàng ngày của bạn.
Tính chiến lược hóa – tức là đưa ra một chuỗi lựa chọn nhất quán để giúp bạn theo đuổi một tham vọng hoặc mục tiêu – là một kỹ năng không thể thiếu đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Nhưng nó có thể khó thực hành, và chiến lược thường rất khó để được thiết kế và tiến hành. Đôi khi chúng ta đổ lỗi cho những trở ngại về mặt tổ chức. Ví dụ, việc quản lý chặt chẽ làm giảm sự nhiệt tình để mọi người thử điều mới. Các sự khuyến khích khiến chúng ta gắn bó với hiện trạng an toàn. Việc giao tiếp kém khiến chúng ta khó biết nên tập trung vào đâu.
Nhưng thường thì chính tư duy và hành vi của chúng ta mới là hạn chế nhất. Ở mức cực đoan, sự kiệt sức cản trở khả năng đưa ra quyết định. Lo lắng làm chúng ta bị hạn chế tầm nhìn. Sự quá tải khiến mọi người khó xác định điểm bắt đầu. Việc thiếu tự tin khiến chúng ta tập trung vào điểm ngắn hạn. Kết quả là, chúng ta bật chế độ tự động mặc định vào thói quen để giúp tập trung vào những điều quen thuộc. Nhưng điều này thường không phải là những gì mà chiến lược yêu cầu hoặc những gì chúng ta muốn cho bản thân. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta trở nên thất vọng vì sự thiếu tiến bộ trong việc đạt được mục tiêu của mình.
Không nhất thiết phải như vậy. Ngay cả khi bạn thấy là tỷ lệ cược có vẻ đang chống lại mình (đặc biệt là trong các tổ chức có tính quan liêu cao nhất) thì bạn vẫn còn nhiều lựa chọn hơn bạn tưởng. Những quyết định nhỏ về điểm để tập trung và những việc cần làm trong một ngày có thể có cảm giác không đáng kể, nhưng tác động của chúng sẽ tích lũy. Hãy làm chủ những quyết định nhỏ đó và trước khi bạn biết đến, chính bạn sẽ vượt qua những khó khăn khi theo đuổi chiến lược của mình bằng cách làm cho nó rõ ràng, kèm theo quyết tâm và mục tiêu cuối cùng là sự thành công. Dưới đây là sáu cách để kết hợp chiến lược vào công việc hàng ngày của bạn.
Xác định hành động nào là cần thiết
Mỗi ngày chúng ta đều có vô vàn cơ hội để tập trung vào các sự kiện, tình huống hoặc các hoạt động đóng góp tích cực mà không cân xứng với một chiến lược.
Hãy xem xét đến Mary, một CEO mà tôi từng làm việc cùng, một người cho biết cô ấy mất sự kiểm soát về thời gian của mình. ‘Tôi quá choáng ngợp bởi các yêu cầu và cuộc họp đến nỗi hầu như không có thời gian để tập trung vào những việc quan trọng’, cô ấy nói với tôi. Cô cũng bị xem là làm việc chưa đủ hiệu quả theo đánh giá nhóm và các bên liên quan bên ngoài. Tôi hỏi cô ấy muốn tập trung vào điều gì. Không ngần ngại, cô ấy kể về những khách hàng lớn nhất của mình, ban giám đốc, các sáng kiến ưu tiên (từ các dự án mới cho đến văn hóa tổ chức) và thời gian để suy nghĩ. Tôi yêu cầu cô ấy lập kế hoạch cho một tuần tốt-nhất-có-thể, kế hoạch nên phản ánh sở thích cũng như trách nhiệm của cô ấy. Chỉ trong vài ngày, cô ấy đã thực hiện những thay đổi đáng kể về trọng tâm sự tập trung, bàn giao nhiệm vụ cho người khác và giảm thời gian dành cho các cuộc họp không khẩn cấp. Quan trọng nhất, cô ấy cảm thấy mình có sự quyết đoán và làm việc hiệu quả hơn
Để làm điều này, trước tiên hãy viết ra chiến lược làm việc của team bạn, bao gồm cách mà chiến lược đó đóng góp vào chiến lược chung của tổ chức. Thứ hai, hãy chọn một khoảng thời gian để tập trung vào làm, chẳng hạn như tuần tới. Thứ ba, hãy ghi lại những hành động tốt nhất mà bạn có thể làm (hoặc khuyến khích người khác làm) trong những khoảnh khắc quan trọng để tăng cơ hội thành công của chiến lược. Khi sắp xếp lịch trình lý tưởng của mình, bạn hãy dành thêm thời gian để tập trung vào những việc như sau:
- Đưa ra quyết định quan trọng, chẳng hạn như tập trung làm chỗ nào, cách để thắng, nơi phân bổ nguồn lực và tìm cách khuyến khích mọi người.
- Xác định và suy ra các dấu hiệu từ khách hàng và nhân viên, sau đó tìm cách phản hồi.
- Thuyết phục đồng nghiệp bạn suy nghĩ và hành động theo cách mới – như là thử dự đoán nhu cầu của khách hàng tiềm năng.
- Xử lí những hành vi làm cản trở tiến độ, chẳng hạn như sự bắt chẹt hoặc tự tin quá đà, hãy khen thưởng những người có thái độ gương mẫu.
Ngoài ra, hãy dành thời gian để xuất hiện cùng nhân viên và bên cổ đông liên quan cũng như các công việc về quản trị khó tránh, như việc phê duyệt và tham dự các cuộc họp. Hãy chuẩn bị một khoảng dự phòng cho trường hợp khẩn cấp, bất cứ lúc nào có thể thì bạn hãy nói không với những điều có thể là sự phân tâm không có ích.
Tập trung vào vấn đề quan trọng nhất
Trong mỗi khoảnh khắc, bạn nên hướng đến vấn đề lớn nhất đang cần được giải quyết, sau đó hãy cân nhắc cách bạn vượt qua vấn đề đó sẽ đóng góp tích cực như thế nào cho chiến lược mà bạn muốn đạt được.
Tom, là một CEO, bắt đầu mỗi phiên họp bằng việc thông báo trực tiếp hoặc hỏi ba câu hỏi đến đội ngũ điều hành của ông:
- Cơ hội lớn nhất mà chúng ta cần xử lí là gì? (Lưu ý cách ông ấy định hình vấn đề như những cơ hội.)
- Tại sao điều đó quan trọng? Nói cách khác, việc xử lí vấn đề này sẽ giúp chúng ta đạt được chiến lược của mình của mình như thế nào?
- Chúng ta cần làm gì để xử lí cơ hội này?
Thói quen này đã trở thành một phần không thể thiếu của doanh nghiệp đến mức team làm việc của Tom đều chuẩn bị và trả lời những câu hỏi đó mà không cần ông hỏi. Sự đơn giản của các câu hỏi và tính nhất quán của việc định hình phong cách làm việc giúp mọi người dễ dàng đóng góp ý kiến hơn.
Khám phá các lựa chọn bạn phải đối mặt
Trong mọi lúc – một tác vụ, một cuộc trò chuyện, một sự trao đổi email hoặc một cuộc họp – thì bạn có nhiều lựa chọn về việc có thể làm và cách thể hiện việc làm nhiều hơn bạn tưởng, tất cả mọi lựa chọn đều có thể đem lại kết quả tích cực cho chiến lược. Tính tùy chọn này liên quan đến:
- Vai trò của bạn: Tình huống và vấn đề đòi hỏi ở bạn, như một ý tưởng, một thách thức, một thông tin chi tiết hoặc kinh nghiệm, bên cạnh vai trò chính thức của bạn là gì? Ví dụ, trong khi vừa dẫn dắt chương trình tăng trưởng ở vai trò giám đốc tiếp thị và bán hàng, song song đó bạn cũng muốn đội “mũ” rủi ro để xem thêm một cơ hội kinh doanh nào đấy mới.
- Sự độc đáo của bạn: Bạn có thể làm gì trong một tình huống làm việc mà người khác không thể?
- Tầm ảnh hưởng: Bạn muốn mọi người có cảm nhận, suy nghĩ và làm như thế nào khi bạn can thiệp? Bạn muốn để lại ấn tượng gì qua cách bạn ăn mặc, cách bạn giữ mình và điều bạn nói?
- Học hỏi: Bạn muốn tìm hiểu thêm về gì, điều đó có liên quan đến chủ đề, tình huống hay những người liên quan? Bạn nên chú ý điểm nào khi tương tác làm việc với người khác?
Michael, là một CFO, phải viết một bài báo cho CEO xét duyệt trước khi nộp. Anh ấy rất muốn thể hiện tư duy chiến lược và khả năng sáng tạo của mình khi định hình bản thân là người kế nhiệm CEO. Thay vì lập một tài liệu dài được viết bằng tay, anh ấy tận dụng cơ hội để làm một video ngắn trong đó nói về những điểm chính, cùng với một hình ảnh minh họa cho dự án mới và một tài liệu viết ngắn gọn gồm năm trang nêu rõ lợi ích, cấu trúc và các hành động cần thiết. Điều này đã dẫn đến một cuộc thảo luận thú vị với CEO, anh ấy được chấp thuận dự án và nhận được phản hồi rất tích cực về đóng góp của mình.
Làm chủ các năng lực cần thiết
Trong mọi thời điểm, hãy nghĩ đến những gì bạn cần làm thành thạo để đóng góp tốt nhất vào công việc. Đó có thể là một cách tư duy mới hoặc một kỹ năng cần thể hiện ra như việc thuyết trình, đưa ra quyết định hoặc đi đàm phán. Hãy có thái độ tích cực và nhiều sự quyết tâm, hãy tập trung vào những cải thiện cụ thể mà bạn có thể làm. Điều này có thể bao gồm:
- Học hỏi từ những nỗ lực trước đây.
- Xin thêm lời khuyên từ những người quen và hiểu bạn để biết những gì bạn nên làm tốt hơn.
- Quan sát những người (hoặc làm việc với họ) có trình độ làm việc cao hơn bạn.
Patricia, chủ tịch của một đơn vị kinh doanh lớn, đã đảm nhận nhiều hoạt động tiếp xúc với khách hàng hơn sau khi công ty có sự tái cơ cấu. Ưu tiên của bà là hỏi top 10 khách hàng về những gì họ đánh giá cao và những gì họ cảm thấy thiếu sót từ team làm việc của bà ấy. Tuy không phải là một kiểu tiếp cận mang tính đột phá, nhưng chính sự tập trung vào việc làm chủ ba khả năng sau đã giúp bà nổi bật trong mắt khách hàng và đồng nghiệp của mình:
- Năng lực thuyết phục và tài hùng biện thông qua email.
- Sức tác động của phút đầu tiên trong cuộc trò chuyện.
- Bà có sự thấu hiểu và quan tâm đến nhu cầu của khách hàng dựa trên những nghiên cứu kỹ lưỡng.
Bà ấy nhận thấy rằng khách hàng có phản ứng tích cực và cởi mở, điều này đã giúp team của bà tập trung tốt hơn vào những gì các vị khách hàng đó đánh giá cao.
Tạo sự đồng nhất giữa các yếu tố của chiến lược
Trong một thế giới lý tưởng, các lựa chọn chiến lược mà bạn tự đưa ra sẽ đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan, tổ chức, đơn vị kinh doanh và nhóm của bạn bên cạnh nhu cầu cá nhân.
Thực tế thì thường sẽ khó đạt được sự đồng nhất và tổng hợp, ít nhất là ngay lập tức. Điều này là do có:
- Sự đánh đổi: Ban lãnh đạo của tổ chức yêu cầu điều gì đấy khác với điều mà team của bạn quan tâm, tạm thời là thế. (Ví dụ: team muốn chuyển sang một thị trường mới, nhưng chiến lược của công ty yêu cầu phải “giữ nguyên.”)
- Sự chậm trễ: Phải mất một thời gian để một quyết định được thông qua các hành động phản ánh lợi ích của bạn. (Ví dụ: phải mất thời gian để chuyển đổi nguồn lực hoặc thay đổi cấu trúc khuyến khích.)
- Thiếu thông tin: Bạn có thể không biết nhiều về một tình huống hoặc một vấn đề bởi vì thông tin bị thiếu sót hoặc bạn đang ở trong một “lãnh thổ” mới, điều đòi hỏi một bước nhảy về lòng tin trong khi bạn có thể muốn xác định chắc chắn hơn.
Thay đổi cách nhìn nhận tình huống có thể giúp bạn giảm việc cảm thấy không phù hợp. Ví dụ, hãy tưởng tượng mục tiêu sự nghiệp cá nhân của bạn là theo đuổi các hoạt động nội bộ doanh nghiệp, với tầm nhìn cuối cùng là tự thành lập doanh nghiệp riêng. Bạn đồng thời cũng dẫn dắt một nhóm làm việc tự-quản là trung tâm động lực tăng trưởng của công ty, nhằm cung cấp các dịch vụ yêu thích cho khách hàng.
Giờ hãy tưởng tượng bạn được yêu cầu tập trung lại đơn vị kinh doanh của mình vào việc cải thiện lợi nhuận ngắn hạn để tài trợ cho sự tăng trưởng của một đơn vị kinh doanh được ưu tiên hơn trong danh mục đầu tư. Mặc dù điều này hoàn toàn hợp lý từ quan điểm của công ty, nhưng bạn cảm thấy nó khá hạn chế (và quá định hướng về hoạt động) với bạn. Và bạn không thể chuyển sang đơn vị kinh doanh khác, ít nhất là không thể ngay, hoặc rời khỏi tổ chức.
Để thay đổi cách nhìn nhận tình hình này, hãy tự hỏi: Tôi có thể tiếp cận nhiệm vụ cải thiện lợi nhuận ngắn hạn của đơn vị kinh doanh mình theo cách sáng tạo nhất như thế nào? Cách tái nhìn nhận này tăng cơ hội giúp bạn đáp ứng nhu cầu của tổ chức cũng như của chính bạn.
Chuẩn bị những nguồn lực cần thiết
Rất khó, nếu không muốn nói là không thể, để đưa ra những quyết định thông minh về việc nên tập trung vào đâu và làm gì hàng ngày nếu bạn bị kiệt sức. Nhưng có nhiều người cũng như vậy, họ chạy từ cuộc họp này sang cuộc họp khác, đuổi theo hạn chót (deadline) và theo đuổi một danh sách mục tiêu dài vô tận.
Hãy sử dụng khôn ngoan hai loại nguồn lực. Đầu tiên, phát triển danh mục nguồn lực cơ bản mà bạn cần để thể hiện tốt nhất, bao gồm chế dinh dưỡng lành mạnh, tập thể dục, ngủ đủ giấc, có sở thích cá nhân và mối quan hệ tốt đẹp với vợ/chồng, gia đình và bạn bè. Thứ hai, phát triển những nguồn lực bổ sung này để giúp bạn đưa ra những lựa chọn khôn ngoan khi đến lúc:
- Tinh thần: Có sự hình dung, ký ức về thành công trong quá khứ và mục đích của bạn để tiếp tục tư duy tích cực.
- Mối quan hệ: Hãy bao quanh mình bằng những người giúp mở rộng và bổ sung cho đóng góp của bạn.
- Môi trường: Hãy tìm ra nơi tốt nhất để có thể hoàn thành công, dù đó là ở văn phòng, tại nhà hay ở nơi nào đó khác.
Mặc dù chúng ta thường tập trung vào những trở ngại về tính tổ chức, nhưng những hạn chế và sự thực hành cá nhân cũng sẽ ngăn chúng ta chuyển ý định của mình thành hành động chiến lược. Tin tốt là có rất nhiều cơ hội để đưa ra những lựa chọn có hệ thống trong ngày sẽ giúp tăng khả năng thành công về chiến lược của bạn.
Nhi Trịnh dịch – theo hbr.org